Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Những lưu ý khi xây nhà diện tích nhỏ

Đối với nhà nhỏ nên sử dụng tường màu sáng sẽ giúp cho căn nhà rộng hơn. Nên sơn trần tối màu để tạo cảm giác trần cao hơn thực tế.
Theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân, khái niệm nhà nhỏ trong xây dựng là những ngôi nhà có diện tích dao động từ 30 m2 đến 50 m2. Dạng nhà này được hình thành trong quá trình đô thị hoá trước đây, khi chưa có quy hoạch nên người dân tự ý phân lô và xây dựng.
Đặc thù của nhà nhỏ là diện tích không gian nhỏ, đường đi vào nhỏ, do quá trình tự phát nên nhà được xây tận dụng tối đa diện tích có được. Khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo sẽ gặp khó khăn bởi mặt bằng thi công nhỏ, khó khăn trong quá trình vận chuyển và tập kết vật tư, chứa vật tư. Đặc điểm này khiến cho chi phí vận chuyển tăng, mặt bằng thi công nhỏ nên số lượng nhân công không nhiều khiến cho thời gian thi công kéo dài hơn so với bình thường. Vì thế khi tính tỷ lệ đơn giá xây dựng trên m2 thì chi phí cho nhà nhỏ sẽ cao hơn nhà lớn, mặc dù xét riêng thì số tiền đầu tư cho nhà nhỏ ít hơn nhà lớn.
Thực tế hầu như các gia chủ nhà nhỏ đều có tâm lý “nhà nhỏ, chí phí nhỏ” nên chỉ chuẩn bị ít kinh phí đầu tư, không đủ để giải quyết các vấn đề phát sinh và đáp ứng đúng nhu cầu của gia chủ. Mặt khác, một khó khăn thường gặp khi xây nhà nhỏ là các vấn đề thông thoáng, do hầu hết chủ đầu tư nghĩ nhà nhỏ nên sẽ sử dụng triệt để và tối đa diện tích.
Phối cảnh bên ngoài một ngôi nhà nhỏ. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.
Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà nhỏ
1. Theo quy định của luật, nhà có diện tích 50 m2 được xây 100% diện tích, 100 m2 được xây 80% diện tích. Còn khoảng giữa 50 m2 và 100 m2, sẽ dùng công thức nội suy để tính ra % diện tích xây dựng (là phương pháp ước tính giá trị của các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu đã biết).
2. Khi xây nhà, cần chú ý vấn đề thông thoáng và yếu tố ánh sáng phải đặt lên hàng đầu, đừng nên tận dụng triệt để mặt bằng mà bỏ qua yếu tố lấy sáng và thông thoáng. Do đó trong thiết kế nên lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau, hoặc giếng trời, phù hợp cho việc thông gió, đưa ánh sáng vào nhà.
3. Ngôi nhà thông thoáng đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt, sẽ tạo cảm giác rộng hơn về mặt không gian và thoải mái hơn cho các thành viên khi sinh hoạt.
4. Gia chủ nên định hướng rõ ràng nhu cầu sử dụng, hợp lý cho việc phân bổ không gian và mục đích sử dụng.
Nhà nhỏ nên sử dụng tường màu sáng, sẽ giúp cho không gian trông rộng hơn. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.
Gợi ý bố trí không gian cho ngôi nhà có diện tích nhỏ:
1. Đối với những ngôi nhà dài và hẹp, nên ngăn cách không gian thành từng phòng khác nhau. Như thế sẽ đem lại cảm giác không gian rộng và bớt đơn điệu hơn.
2. Tránh pha trộn nhiều kiểu thiết kế, hoặc sao chép lại mặt tiền của những ngôi nhà khác mà quên đi sự kết hợp bên trong và bên ngoài, dẫn đến một sự khập khiễng không đáng có.
3. Nhà nhỏ không nên cầu kỳ với các chi tiết khi thiết kế. Không nên bố trí quá nhiều đồ dùng không cần thiết mà nên để cho không gian được "thở" càng nhiều càng tốt. 
4. Đối với nhà nhỏ nên sử dụng sơn tường màu sáng nhất có thể, sẽ giúp cho căn nhà rộng hơn. Sơn trần nên dùng tông màu tối để tạo cảm giác trần cao hơn bình thường nhằm đánh lừa thị giác.
5. Tùy vị trí nên phối hợp với gương nhằm tạo cảm giác không gian nhân đôi và rộng hơn. Khi sử dụng gương cần sự tư vấn để tránh bố trí gương sai phong thủy sẽ gây ảnh hưởng xấu cho gia đình.
Thi Trân

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Những người “tay làm, hàm nhai”: Đời thợ hồ

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, để có cơm ăn áo mặc, những người lao động chân tay như thợ hồ phải lăn lộn với công việc, thậm chí chấp nhận hiểm nguy và tai nạn nghề nghiệp luôn rình rập. Song điều đọng lại sau công việc nhọc nhằn của thợ xây ấy là một cuộc sống bình dị không hề bon chen toan tính. Họ mưu sinh bằng sức lao động chân chính của mình.

Kỳ 1: Đời thợ hồ

Thợ hồ “vị thành niên”

Em Hoàng Văn Tùng (quê ở xã Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), hiện đang ở cùng với anh trai số 1046 đường 30/4 phường 11 Vũng Tàu. Ở quê, Tùng mới học hết lớp 5, nhà nghèo nên Tùng bỏ học vào nhà anh trai làm ăn.

Em Hoàng Văn Tùng chân trần xách hồ giữa trưa nắng.
Theo Tùng thì “ở quê em, không thể làm gì được tháng năm trăm ngàn đồng, ngoại trừ đi dã (đi dã tiếng Tĩnh Gia là đi nghề, tức là đi biển đánh cá). Nhưng sức em yếu, không thể kéo dã được” (lời Tùng nói). Ban đầu, thương em, người anh trai “để chú ở nhà trông cháu cho anh chị đi làm”, song chỉ được ba tháng, Tùng phải đi làm phụ hồ để phụ giúp anh chị tiền điện nước, tiền nhà vì “thêm người thêm tiền, miệng ăn núi lở”.

Hàng ngày em phải dậy sớm từ 4 giờ sáng để phụ giúp chị dâu dọn hàng bán rau, giúp anh trai bơm gas (anh trai Hoàng Văn Ninh, bán gas ở cửa hàng gas Phước Long), 7 giờ em đến nơi làm việc. Công việc thợ hồ cực nhọc và không có công đoạn, nên việc gì Tùng cũng làm. Lúc trộn hồ xúc cát, lúc khiêng vữa khuân gạch, lúc đào móng quét vôi… nói chung Tùng phải làm từ A đến Z, không ngơi tay nghỉ chân trừ lúc ăn cơm. Khi tôi đến, Tùng đang hì hục trộn hồ giữ trưa nắng chang chang đầu không mũ, chân không dép. Thân hình nhỏ thó của Tùng như thêm còng xuống, em cố sức hai tay xách hai xô hồ chạy phăng phăng móc vào ròng rọc cho người khác kéo lên tầng trên.

- Sao em không đi học? Tôi hỏi.
- Tiền đâu mà học. Nhà em đông người 4 gái 3 trai, ở quê ăn còn chưa đủ nữa là học. Biết chữ là khá lắm rồi. 
- Ngày em làm được bao nhiêu tiền công?
- Quân bình 80.000. Nếu tăng ca thì hơn trăm ngàn.
- Làm hồ mà có tăng ca? 
- Nói tăng ca cho oai, chứ làm đêm đó anh. Em chẳng biết có tương lai thế nào, nhưng phải làm để có ăn và tồn tại. Ở với anh trai chị dâu, tuy không phải thuê nhà, nhưng cũng phải đóng tiền ăn, tiền điện nước. Tháng tiết kiệm sáu bảy trăm là giỏi lắm rồi.

Nghề nào cũng quí

Cùng làm hồ với Tùng, có anh Nguyễn Văn Đỉnh quê Nam Định. Đỉnh “khoe”, do đã học trung cấp xây dựng  ở Ninh Bình, nên chủ thầu tin tưởng cho làm thợ cả kiêm đốc công. Với 180.000 đồng/ngày, Đỉnh liên tục đứng trên giàn giáo cao để xây, hoặc tô (ngoài Bắc gọi là trát tường) quên cả giờ giấc.

Em Trần Thế Công, 15 tuổi với công việc đổ bê tông nặng nhọc.

Tranh thủ thời gian nghỉ trưa, ăn cái bánh mì kẹp thịt mua từ sáng, Đỉnh lại leo lên giàn giáo tô trát. Trong cái nắng hầm hập, mồ hôi toát ra như tắm, Đỉnh cởi trần trùng trục tay cầm bay thoăn thoắt tô, miệng “chỉ đạo” tốp thợ hồ làm nhanh tiến độ. Anh tâm sự: “Làm nghề thợ hồ cực lắm nhưng rất vui. Anh biết không, sức dài vai rộng như em không có nghề ổn định thì kiếm tiền nhanh nhất là làm hồ. Từ khi ở Vũng Tàu có bão số 9 tháng 12 năm 2006, đời sống thợ hồ bọn em được cải thiện. Nếu năm 2006, chỉ 40.000 đến 50.000 đồng/ngày công đối với phụ, thì năm nay lên 120.000 đến 160.000 đồng/ngày đối với thợ chính, còn phụ hồ bét cũng ngày trên dưới 100.000. Nghề này cực nhọc, nhất là từ khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không cho xây nhà trên đất nông nghiệp, thợ hồ bỏ dần làm việc khác nên nhiều khi họ gọi không “đào” đâu ra thợ”.

- Với tiền công như vậy liệu có đủ chi phí cuộc sống? Và tương lai nữa, không lẽ cả đời làm hồ?

- Nếu chỉ nuôi mình em thì “dư xăng” (ý nói dư sống), song em còn phải gửi về quê để phụ giúp gia đình, nuôi em ăn học. Ngoài tiền thuê nhà ăn uống, điện, nước, cũng để dành vài ba trăm phòng thân chứ. Nghề thợ hồ cực nhọc lại không có tương lai. Biết là thế song không làm thì lấy gì để ăn, để sống. Đời thợ hồ bạc bẽo như vôi, ế vợ anh ơi. Con gái bây giờ kén lắm.

Trai thợ hồ lại lấy gái phụ hồ thôi. Khi lấy vợ em sẽ kiếm việc khác làm”. Anh Hoàng Văn Phước, chủ thầu các công trình xây dựng nhà cho biết: “Nghề thợ hồ chỉ hợp với đàn ông con trai, song vì miếng cơm manh áo hàng ngày, nhiều chị em phụ nữ cũng làm nghề này. Chị em chủ yếu làm phụ, chùi gioong (miết đường chỉ gạch lát nền), sơn nước. Tuy không nhiều tiền, không sang như nghề khác, nhưng nó đã nuôi sống họ hàng ngày, nhất là những ngươi chân ướt, chân ráo mới từ quê vào, thì làm thợ hồ là phù hợp. Ở chỗ tôi, có cả sinh viên nghỉ hè, bộ đội nghỉ phép cũng làm hồ để kiếm thêm thu nhập”.

Nghề nào cũng cao quí, trân trọng. Mỗi người có một nghề nghiệp khác nhau, song có lẽ thợ hồ là nghề tương đối cực nhọc. Ở các thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… đều có những người thợ hồ thợ điện đến từ nhiều miền quê khác nhau, mức tiền công và đời sống của họ cũng khác nhau. Song điều đáng quí ở những người thợ chuyên xây nhà ấy, là biết chấp nhận và yêu quí công việc đang làm. Bởi họ hiểu, nghề nào cũng quí, người nào việc ấy, đó là sự phân công lao động xã hội công bằng.

Bài và ảnh: Mai Thắn
g

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Sửa chữa điện nước| sua dien nuoc|0914-772-739

Sửa chữa điện nước

Nhóm th Sửa Nhà HCM có các nhân sự chuyên trách là các thợ có tay nghề cao sẽ giúp bạn thiết kế, cải tạo, thi công hệ thống điện, nước đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật nhất.
Bạn hoàn toàn không phải bận tâm điều gì, chúng tôi sẽ tư vấn và thi công chọn gói. Hay liên hệ cho chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần, mọi yêu cầu của quý khách sẽ được chúng tôi tiếp nhận và tư vấn.
Điện nước dân dụng:
Tư vấn, thi công, lắp đặt, sửa chữa, thay thế, làm mới hệ thống điện nước.
Lắp đặt hệ thống điện & nước gia đinh, văn phòng, công nghiệp.
Cung cấp thiết bị và linh phụ kiện điện, dây, bóng, công tắc, ổ cắm, attomat, tủ điện, lioa và một số đồ dùng chuyên dụng của các hãng nổi tiếng như :vinabook, lioa, sino, clipsal…
Cung cấp thiết bị và linh phụ kiện nước, ống nóng, lanh, vecbo, vecba, kelen,dismy, cút, mang sông, răc co, sen, vòi, chậu rửa, bồn cầu, bình nóng lạnh của các hãng như : ariston, rossi, picenza, toto, inax, sơn hà, tân my…
Sửa chữa khắc phục sự cố hệ thống nước, bồn cầu, chậu rửa, sen vòi, lababo, các sự cố về rò rỉ, mất nước, thủng đường ống ...
Sửa chữa khắc phục sự cố hệ thống điện, chập cháy đường dây, mất nguồn, mất pha, tải yếu, phụ tải...
Miễn phí tư vấn, phục vụ nhiệt tình, bảo hành dài hạn.
Với đội ngũ thợ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, cẩn thận, nhiệt tình, nhanh chóng sẽ làm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. 

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phong thủy khi xây nhà và những điều kiêng kỵ cần biết

Phong thủy khi xây nhà và những điều kiêng kỵ cần biết

Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không.
1. Phong thủy cho ngôi nhà đẹp
Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có "xạ khí" tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp cho cửa cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.
Ngôi nhà đẹp trước tiên phải được tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tránh xậy nhà trên miếng đất nghiêng như thế sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng. Nhà ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.
Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.
Ngôi nhà đẹp hợp phong thủy không chỉ hài hoà từ hướng nhà, hướng cửa mà còn tử tổng thể phối cảnh xung quanh ngôi nhà.
Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy .
Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.
Khi làm nhà, bạn nên cân đối tỉ lệ giữa diện tích nhà và cửa chính, cổng chính. Không nên thiết kế cống chính và cửa chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến nhà bị hao tài, tán của...
2. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà
Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh... Từ đó, bạn có phương pháp hóa giải nếu không may gặp đất xấu.
Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, không hợp thì hóa giải như thế nào, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.
Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà, từ đó đưa ra phương pháp hóa giải.
Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn - hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng.
An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính để đạt được sự ứng nghiệm. Đây có thể coi là nghệ thuật và cũng là đỉnh cao trong phong thủy.Các trường phái trên không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà. Chúng phải được kết hợp một cách hài hòa và có chung các yếu tố tốt.
3. Những vị trí xây nhà theo phong thủy nên tránh
Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái
Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.
Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.
Không nên xây nhà quá cao
Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.
Tường bao quanh nhà không xây quá cao
Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.
Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.
Không xây nhà gần đền chùa
Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Nhà phố Sài Gòn nhẹ nhàng và nữ tính

Nhà phố Sài Gòn nhẹ nhàng và nữ tính

Ngôi nhà phố nằm trong một khu dân cư yên tĩnh, chủ nhân muốn có một căn nhà đơn giản dễ thương và nữ tính.
Người thiết kế đã nắm tinh thần này và mang đường nét, không gian nhẹ nhàng vào ngôi nhà. Ở đây, người ta đã bắt gặp nét nhẹ nhàng mảnh mai nhưng không cầu kỳ rối rắm.
Phòng khách, cầu thang thiết kế kết hợp đồ nội thất tạo nên đường nét đơn giản nhẹ nhàng, thể hiện chủ nhân là người chăm chút nhưng không cầu kỳ.
Những màu sắc kem nhạt bao trùm và trở thành màu sắc chủ đạo của ngôi nhà. Những hoa văn ẩn hiện dịu dàng trên vách ngăn, cùng với đường nét chân phương của nội thất làm nên một không khí ấm áp, dịu dàng ở phòng khách, nhà bếp.
Không khí ấy lan toả tiếp trong phòng ngủ của từng thành viên trong gia đình. Những đốm tròn xinh xắn trẻ trung phủ trên giường của những đứa trẻ khiến cho không gian trở nên nhẹ nhàng dễ chịu. Bàn học được hướng ra cửa sổ với vòm lá xanh và những chậu hoa nho nhỏ vừa tận dụng ánh sáng mặt trời vừa tạo cho trẻ sự thoải mái thoáng đãng. Ở phòng của chủ nhân là không gian màu vàng kem đồng nhất và dịu dàng, nữ tính nhưng không se sua, màu mè. Trong phòng tắm cũng có chút cây xanh và không khí của một spa hiện diện với bồn tắm đầy tính thư giãn.
Phòng khách, phòng ăn và nhà bếp mở thông với nhau được bài trí theo lối lược giản và nhấn nhá bằng những mảng lam, những ô hoa văn hiện đại phù hợp với màu sắc của không gian ngôi nhà.
Không gian được chia đơn giản với các khu vực chức năng căn bản nhưng điểm thêm các chi tiết làm tăng thêm sự dễ thương cho căn nhà.
Phòng ăn và nhà bếp bài trí đồng nhất có những mảng màu sắc đậm để tạo sự chú ý cũng như làm cho không gian trở nên đầm ấm. Một tiểu cảnh xinh xắn tạo tầm nhìn cho không gian phòng ăn trở nên nhẹ nhàng.
Những đốm tròn xinh xắn trẻ trung phủ trên giường của những đứa trẻ khiến cho không gian trở nên nhẹ nhàng dễ chịu.Bàn học được hướng ra cửa sổ với vòm lá xanh và những chậu hoa nho nhỏ vừa tận dụng ánh sáng mặt trời vừa tạo cho trẻ sự thoải mái thoáng đãng.Phòng ngủ của chủ nhân với màu vàng kem dịu dàng. Đường nét nội thất đơn giản, màu sắc của tường và đồ nội thất nhẹ hài hòa với nhau.Phòng tắm rải sỏi xung quanh bồn, trang trí cây xanh và phối màu tương phản tạo cảm giác sang trọng.Mặt bằng lầu 1.
Mặt bằng trệt.
Theo SGTT

Phong thủy trang trí nội thất phòng khách

Phong thủy trang trí nội thất phòng khách

Phong thủy tốt trong phòng khách sẽ được dựa trên nền tảng năng lượng tương tự phong thủy tốt của toàn bộ ngôi nhà.
HỏiTôi có thể trang trí phòng khách nhà mình theo phong thủy như thế nào?
Tôi rất siêng năng áp dụng phong thủy cho ngôi nhà của mình và tôi đang tìm kiếm thêm thông tin phong thủy về phòng khách. Đâu là cách trang trí và sắp xếp nội thất phong khách theo phong thủy tốt nhất?
Trả lời:
Phong thủy tốt trong phòng khách sẽ được dựa trên nền tảng năng lượng tương tự phong thủy tốt của toàn bộ ngôi nhà.
Sạch sẽ, không lộn xộn, chất lượng không khí và ánh sáng tốt là các yếu tố phong thủy tốt cơ bản tối thiếu cho bất kỳ không gian phòng khách nào.
Một cách sắp xếp khoa học là điều cần có đối với phong thủy trong phòng khách, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ, nếu không, bạn sẽ thấy mình phải dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp.
Lựa chọn cách trang trí hợp phong thủy cho phòng khách của bạn thường đòi hỏi một chút công sức. Cách tốt nhất để bắt đầu là hiểu về phong thủy bát quái hoặc bản đồ năng lượng của ngôi nhà bạn. Một khi bạn biết phòng khách nhà bạn thuộc khu vực phong thủy nào, bạn sẽ biết rõ nên chọn màu sắc nào, hình dáng nào và chất liệu nào cho nội thất lựa vào các yếu tố phong thủy.
Ví dụ, nếu phòng khách nhà bạn nằm ở hướng Nam, bạn nên sở dụng nhiều các yếu tốt Hỏa và Mộc mạnh mẽ. Màu đỏ, da cam, vàng cúng như tất cả các sắc thái của màu xanh lá cây và nâu đều tất tuyệt vời cho phòng khách.
Trong việc tìm kiếm để tạo ra cách trang trí hợp phong thủy nhất cho phòng khách, bạn không thể quên rằng cần hội đủ cả 5 yếu tố phong thủy, chỉ khác nhau về tỉ lệ.
Phong thủy tốt trong bố trí nội thất là tạo nên được các dòng chảy năng lượng rõ ràng, không bị cản trở. Đồng thời tạo ra các vùng ấm áp, thoải mái, năng lượng xã hội và trung tâm.
Về cơ bản, bạn đứng ở cửa ra vào của căn phòng và hình dung nguồn năng lượng chảy vào căn phòng. Đó là dòng chảy tự do và mềm mại? Nó sẽ gặp nhiều cản trở bởi các khu vực khác nhau trong phòng khách? Nó sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài theo cửa sổ lớn hoặc qua các cánh cửa khác của ngôi nhà?
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng gương, tính năng của nước, tác phẩm nghệ thuật và các biểu tượng phong thủy khách nhau trong khi trang trí phòng khách của bạn.Trong khi điều quan trọng là khám phá sự chỉ dẫn phong thủy và áp dụng chúng một cách tốt nhất cho việc trang trí phòng khách, đừng quên đây là ngôi nhà của bạn và bạn là người trang trí nó.
Phong thủy tốt nhất chính là tạo ra nguồn năng lượng nuôi dưỡng, hỗ trợ và làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Trên hết, chính bạn là người hiểu điều gì làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc, ấm áp khi sống trong ngôi nhà của mình.
Theo Eva

Phong thủy nhà ở: Kiêng quá hóa xấu

Phong thủy nhà ở: Kiêng quá hóa xấu?

Cần có cách hiểu đúng về những kiêng kỵ trong phong thủy.
Hỏi:Tôi thấy trong các sách phong thuỷ hiện đang lưu hành, có rất nhiều phần nói về các kiêng kỵ trong nhà ở mà nếu để ý áp dụng theo thì sẽ thấy ngôi nhà nào cũng xấu, không bị chuyện nọ thì vướng chuyện kia. Ví dụ chuyện kê đồ đạc trong nhà phải chọn đồ sao cho hợp tuổi, nếu không gia đạo sẽ bất an, có phải vậy không?
Lê Thị Kiều Giang, phường 4, Q. Phú Nhuận
Trả lời:
Các câu hỏi trên đang liên quan đến vấn đề trang trí nội thất sao cho hài hoà phong thuỷ. Cha ông ta vốn có câu “có kiêng có lành” hay bị hiểu sai là mê tín, là kiêng cữ thái quá, nhưng thực ra đó là thái độ ứng xử với bản thân và môi trường chung quanh sao cho vừa phải, khoa học. Một số gia chủ thường lo lắng về tình trạng gia đạo không yên ấm mà nguyên nhân đa phần đều xuất phát từ cách bố trí không gian cư trú thiếu được quan tâm đúng mức để nội thất hài hoà phong thuỷ. Có những cấu trúc nhà dễ khiến các thành viên rơi vào tình trạng “gần mặt mà vẫn cách lòng” như một số trường hợp sau:
- Nhà ngăn chia phòng quá nhiều theo kiểu “nhà trọ”, trường khí chung sẽ bị chia cắt. Mọi người về đến nhà là “trốn” ngay vào phòng riêng, cuộc sống công nghiệp vốn bận rộn càng thêm tách biệt các thành viên với nhau bởi kiểu ngăn phòng này. Từ đó gia đạo trở nên bất an chứ chẳng phải là do việc chọn đồ hợp tuổi hay không.- Nhà mở thông thống từ trước ra sau gây ra tán khí, mọi người cảm thấy thiếu sự riêng tư, luôn gây ảnh hưởng lẫn nhau. Dạng nhà phố có buôn bán, sản xuất ở tầng trệt mà không được ngăn cách khéo léo cũng làm cho người ở thấy ngột ngạt thấy nhà mình “lúc nào cũng như cái chợ”. Các vật phẩm phong thuỷ chỉ có tác dụng trấn an tâm lý, chứ không thể thay đổi “phần cứng” của ngôi nhà khi đã bố trí sai lệch, thiếu khoa học.
- Nhà bố trí quá nhiều thiết bị điện tử, nghe nhìn, máy móc… khiến ngôi nhà không còn là nơi trú ẩn hay nghỉ ngơi nữa mà trở thành một kiểu văn phòng làm việc, chơi games hay lướt net, máy móc có từ tính trong nhà rất nhiều. Hệ quả là các thành viên thiếu quan tâm đến nhau, chỉ lo tận hưởng các tiện nghi vật chất trong khu vực của riêng mình. Do đó, chưa chắc việc hoàn thiện nhà theo kiểu khách sạn, tiện nghi đầy đủ hết đã là tốt nếu thiếu yếu tố gắn kết gia đình.
- Nhà bố trí không gian đối ngoại rất phô trương nhưng chỉ hữu dụng khi có khách, dịp lễ tết và tập trung ở phía trước, còn thường ngày thì mọi sinh hoạt lại co cụm bề bộn ở phía sau. Thế hệ lớn tuổi hay chuộng đồ cổ, gỗ quý xà cừ, trong khi thế hệ trẻ hơn thì ưa vật dụng hiện đại, điều này cũng gây ra các xung đột ngấm ngầm trong sinh hoạt, lâu ngày thành ra không thể “ngồi lại bên nhau” có khi chỉ vì… một bộ ghế salon (!?)
Tất cả các dạng nêu trên đều có thể khắc phục được nếu chủ động tính toán từ đầu, đặt ra các tình huống cụ thể, làm nhà cho chính mình chứ không bắt chước dạng thức của người khác. Ví dụ, nhà phố có nhu cầu buôn bán (hoặc cho thuê kinh doanh) thì nên phân bố các khu chức năng ngay từ đầu, thậm chí đưa bếp ăn và phòng khách lên lửng hoặc lầu để dành tầng trệt cho buôn bán và xe cộ. Hay vợ chồng già muốn ở nhà vườn thì nên làm nhà trệt và diện tích vừa phải, chừa sân rộng có chỗ cho cho con cháu khi về vui chơi, còn thường ngày thì “bà chăm ông” không đến nỗi quá leo trèo vất vả vì ngôi nhà rộng lớn.
Việc chọn đồ dùng nội thất cũng cần tham khảo và dung hoà ý kiến các thành viên trong nhà, hoặc mỗi người nên nhường nhau một chút. Xu hướng chung tại các nước đã phát triển hiện nay như Úc, Pháp… là giảm thiểu mang công việc về nhà, khuyến khích các ngày nghỉ cả gia đình đi ra ngoài thiên nhiên, thậm chí có những ngày “không tivi – không điện thoại – không máy tính” để mọi người quan tâm chăm sóc nhau nhiều hơn. Đó chính là thái độ kiêng cữ hợp lý, nói cách khác là sự tôn trọng lẫn nhau, trân trọng không gian sống của gia đình mình cho dù kinh phí đầu tư có thể không nhiều.
Theo SGTT